Tổng quan về virus cúm A/H5N1: vấn đề dịch tễ học, tiến hóa, hình thành genotype và tương đồng kháng nguyên-miễn dịch-vaccine

Tổng quan về virus cúm A/H5N1: vấn đề dịch tễ học, tiến hóa, hình thành genotype và tương đồng kháng nguyên-miễn dịch-vaccine

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm, do nhóm virus cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, có khả năng lan truyền từ động vật sang người. Nhóm virus cúm A có 16 phân type HA (H1 - H16) và 9 phân type NA (N1 - N9) có khả năng tái tổ hợp để tạo nên hàng trăm phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. H5N1 thể độc lực cao (HPAI) vẫn đang là mối đe dọa cho chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.

Từ cuối năm 2003 đến tháng 6/2008, đã có 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó, 243 trường hợp đã tử vong, chiếm 63,11%, trong đó Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia có số người nhiễm và tử vong cao nhất. Không giống như dịch cúm A/H5N1 giai đoạn 1996 - 2002, có thể khống chế bằng cách tiệu diệt và loại trừ loài gia cầm trong vùng dịch để cắt đứt truyền lây, cúm A/H5N1 thể độc lực cao giai đoạn 2003 đến nay, với sự xuất hiện nhiều genotype khác nhau, đặc biệt là genotype Z, lan truyền từ Nam Trung Quốc đến các nơi khác trên thế giới. Đây vẫn là thách thức đối với cộng đồng và cần nghiên cứu ứng dụng các phương pháp khác nhau để khống chế hiệu quả. Tính gây bệnh của A/H5N1 thể độc lực cao không chỉ giới hạn ở chức năng điểm cắt protease của HA và hoạt tính của NA, mà là hiệu ứng của sản phẩm đa gen và khả năng tái tổ hợp tạo virus mới với đặc tính gây bệnh và độc lực khác nhau là vấn đề cần tính đến. Hàng ngàn công trình nghiên cứu về cúm A nói chung và cúm A/H5N1 nói riêng, đặc biệt trong 5 năm gần đây, trong đó có phát triển công nghệ và (các loại) vaccine gây miễn dịch cho gia cầm và chuẩn bị cho đại dịch có thể xảy ra ở người. Về phương diện dịch tễ, tiến hóa, tạo biến chủng, biến đổi kháng nguyên - miễn dịch, tính mẫn cảm và đề kháng với dược liệu, khác với nhiều virus khác ở gia cầm, virus cúm A/H5N1 có xu hướng đột biến nhanh để tạo nên nhiều biến chủng phân chia thành nhiều phân dòng khác nhau và có tính thích ứng phổ rộng đối với loài mắc. Vaccine được phát triển từ nhiều chủng virus cúm A/H5N1 bằng kỹ thuật hiện đại, trong đó có công nghệ di truyền ngược, đặc biệt vaccine từ chủng NIBRG-14 hứa hẹn tiềm năng phòng chống. Trong bài tổng quan này, chúng tôi giới thiệu những đặc điểm cơ bản của vấn đề dịch tễ học, virus học, sinh học phân tử, quá trình tiến hóa, sự hình thành genotype và khái quát mối quan hệ kháng nguyên - miễn dịch - vaccine của cúm A/H5N1 ở Việt Nam và thế giới. Tóm lược những nghiên cứu của các nhà khoa học và tổ chức Việt Nam tại bối cảnh Việt Nam và trên nền virus cúm A/H5N1 của Việt Nam, trong đó có đóng góp của Viện Công nghệ sinh học về gen học/protein học về gen kháng nguyên HA/NA và vaccine thế hệ mới cũng được giới thiêu.

Từ khóa:Cúm A/H5N1, dịch tễ học, genotype, Orthomyxoviridae, kháng nguyên - miễn dịch, phân type, thể độc lực cao (HPAI), tiến hóa, vaccine

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM GIA CẦM

Vài nét về dịch tễ học bệnh cúm gia cầm A/H5N1

Khái quát bệnh cúm gia cầm

Cúm gia cầm (Avian Influenza, AI) là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm, do nhóm virus cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Đây là nhóm virus có biên độ chủ rộng, được phân chia thành nhiều phân type khác nhau dựa trên kháng nguyên HA và NA có trên bề mặt capsid của hạt virus (de Wit, Fouchier, 2008). Nhóm virus cúm A có 16 phân type HA (từ H1 đến H16) và 9 phân type NA (từ N1 đến N9), và sự tái tổ hợp (reassortment) giữa các phân type HA và NA, về mặt lý thuyết, sẽ tạo ra nhiều phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Mặt khác, virus cúm A có đặc tính quan trọng là dễ dàng đột biến trong gen/hệ gen (đặc biệt ở gen NA và HA), hoặc trao đổi các gen kháng nguyên với nhau, trong quá trình xâm nhiễm và tồn tại lây truyền giữa các loài vật chủ. Họ Orthomyxoviridae đã được phát hiện bao gồm 4 nhóm virus, đó là: nhóm virus cúm A (Influenza A); nhóm virus cúm B (Influenza B); nhóm virus cúm C (Influenza C); và nhóm Thogotovirus. Các nhóm virus khác nhau bởi các kháng nguyên bề mặt capsid, ở virus cúm A và B là Hemagglutinin (HA), ở virus cúm C là Hemagglutinin Esterase Fusion (HEF), và ở Thogotovirus là Glycoprotein (GP) (Murphy, Webster, 1996; Ito et al., 1998).

Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới

Cúm A/H5N1 là một virus có độc lực cao, và gây bệnh trên người trong các vụ dịch cúm gà những năm 1996 - 2008, đặc biệt ác liệt là do virus cúm A/H5N1 thể độc lực cao (HPAI, highly pathogenic avian influenza) gây ra kể từ năm 2003 cho đến nay và phát sinh nhiều dưới dòng (sublineage) và nhóm/phân nhóm (clade) có độc lực rất cao (Horimoto, Kawaoka, 2001; Nicholsonet al., 2003; Perkins, Swayne, 2003; Ligon, 2005) (Hình 1). Chủng virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch trên gà tại Scotland vào năm 1959. Có thể gọi cúm A/H5N1 phân lập năm 1959 tại Scotland là virus cúm A/H5N1 cổ điển (danh pháp: A-Ck-Scotland-(59)(H5N1) (số đăng ký: X07869). Từ đó cho đến nay, H5 và N1 đã có thay đổi lớn xét về cấu trúc thành phần gen và kháng nguyên miễn dịch (Horimoto, Kawaoka, 2006). Sau gần 40 năm không phát hiện, cúm A/H5N1 xuất hiện tại Quảng Đông (1996), và Hồng Kông (1997) với biến đổi sâu sắc, không những gây chết gia cầm mà còn thích ứng và gây chết người bệnh. Có thể coi dòng virus cúm A/H5N1 từ 1996 đến nay là cúm A/H5N1 hiện đại mới xuất hiện (de Jong, Hien, 2006). Đặc biệt, từ 2003 đến nay, virus H5N1 gây ra dịch cúm trên gia cầm tại Hồng Kông, Trung Quốc và lây lan sang hàng chục quốc gia trên thế giới ở châu Á, châu Âu và châu Phi. Cúm A/H5N1 giai đoạn 2003 đến nay, cơ bản về cấu trúc vẫn như trước đó, nhưng xét về độc lực (tính gây bệnh), loài vật chủ nhiễm bệnh, tính kháng nguyên - miễn dịch và mức độ truyền lây có nhiều nét đặc trưng hơn và khác với nhiều biến chủng H5N1 trước đây (Hulse-Post et al., 2005; Subbarao, Luke, 2007; Zhao et al., 2008) (Hình 1).

 

Hình 1. Bản đồ các quốc gia xảy ra dịch cúm A/H5N1 (WHO, tính đến 15/09/2008). Phần bôi đậm là vùngdịch cúm xảy ra trên gia cầm; phần bôi nhạt là vùng dịch cúm chỉ xảy ra trên chim hoang dã.

Bảng 1Tổng số trường hợp nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 ở người báo cáo cho WHO từ tháng 12/2003 đến 19/6/2008.

Quốc gia

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng số

 

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Azerbaijan

0

0

0

0

0

0

8

5

0

0

0

0

8

5

Bangladesh

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

1

0

Cambodia

0

0

0

0

4

4

2

2

1

1

0

0

7

7

Trung Quốc

1

1

0

0

8

5

13

8

5

3

3

3

30

20

Djibouti

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

1

0

Ai Cập

0

0

0

0

0

0

18

10

25

9

7

3

50

22

Indonesia

0

0

0

0

20

13

55

45

42

37

18

15

135

110

Irak

0

0

0

0

0

0

3

2

0

0

0

0

3

2

Lào

0

0

0

0

0

0

0

0

2

2

0

0

2

2

Myanmar

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

1

0

Nigeria

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

0

0

1

1

Pakistan

0

0

0

0

0

0

0

0

3

1

0

0

3

1

Thái Lan

0

0

17

12

5

2

3

3

0

0

0

0

25

17

Thổ Nhĩ Kỳ

0

0

0

0

0

0

12

4

0

0

0

0

12

4

Việt Nam

3

3

29

20

61

19

0

0

8

5

5

5

106

52

Tổng

4

4

46

32

98

43

115

79

88

59

34

26

385

243

 

Ghi chú: Số ca mắc bệnh bao gồm cả các ca tử vong. WHO chỉ ghi nhận những ca được xác nhận bằng xét nghiệm và được báo cáo chính thức. Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới - WHO (tính đến tháng 6/2008).

Từ cuối 2005, cúm A/H5N1, chủ yếu là các chủng virus thuộc phân dòng Thanh Hải (nguồn gốc vùng Bắc Trung Quốc) bắt đầu lan sang một số nước vùng Trung Á, trong đó có Nga, rồi tràn ngập Đông Âu và xâm nhập vào các nước vùng Tiểu Á, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Bắc- Trung Phi, đặc biệt Ai Cập và Nigeria là các nước chịu thiệt hại nhiều nhất (Salzberg, 2007). Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong hơn mười năm qua, trên thế giới đã có hàng trăm triệu gia cầm đã bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và kinh tế. Đặc biệt, số người nhiễm và tử vong do virus cúm A/H5N1, mỗi năm một cao hơn, theo thống kê số người bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2003 đến tháng 6/2008, đã có tới 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó, 243 trường hợp đã tử vong chiếm tới 63,11%. Việt Nam và Indonesia là các 2 quốc gia có số người nhiễm và tử vong cao nhất do virus cúm A/H5N1 trên thế giới (Bảng 1). Trong số 16 nước có người chết do cúm gia cầm, Inonesia và Việt Nam được WHO xác định là quốc gia “điểm nóng” có thể cúm A/H5N1 có được các điều kiện thuận lợi để tiến hóa thích nghi lây nhiễm và trở thành virus của người.

Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam

Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ở các tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nền tới nền kinh tế quốc dân. Tính đến nay (tháng 10/2008), dịch cúm gia cầm liên tục tái bùng phát hàng năm tại nhiều địa phương trong cả nước, có thể phân chia thành các đợt dịch lớn như sau:

- Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 và 30/03/2004, dịch cúm xảy ra ở các tỉnh Hà Tây, Long An và Tiền Giang. Dịch bệnh lây lan rất nhanh, chỉ trong vòng hai tháng đã xuất hiện ở 57/64 thành trong cả nước. Tổng số gà và thủy cầm mắc bệnh, chết và thiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm 17% tổng đàn gia cầm. Trong đó, gà chiếm 30,4 triệu con, thuỷ cầm 13,5 triệu con. Ngoài ra, có ít nhất 14,8 triệu chim cút và các loại khác bị chết hoặc thiêu huỷ. Đặc biệt, có 3 người được xác định nhiễm virus cúm A/H5N1 và cả 3 đã tử vong trong đợt dịch này. (http://www.cucthuy.gov.vn).

- Đợt dịch thứ 2 từ tháng 4 đến tháng 11/2004: dịch bệnh tái phát tại 17 tỉnh, thời gian cao điểm nhất là trong tháng 7, sau đó giảm dần đến tháng 11/2004 chỉ còn một điểm phát dịch. Tổng số gia cầm tiêu hủy được thống kê trong vụ dịch này là 84.078 con. Trong đó, có gần 56.000 gà; 8.132 vịt; và 19.950 con chim cút. Và đã có tới 27 người mắc bệnh virus cúm A/H5N1, trong đó có 9 ca tử vong (http://www.cucthuy.gov.vn).

- Đợt 3 từ tháng 12/2004 cho đến tháng 15/12/2005: dịch cúm gà xảy ra trên 36 tỉnh thành trong cả nước. Số gia cầm bị tiêu hủy được Cục Thú y thống kê là 1,846 triệu con (gồm 470.000 gà, 825.000 thủy cầm và 551.000 chim cút). Vào những tháng cuối năm 2005, dịch cúm gà xảy ra trong tháng 10/2005 lan nhanh trong gần 40 tỉnh thành và giảm dần trong tháng 12/2005(http://www.cucthuy.gov.vn).

- Sau một năm (2006), do áp dụng chương trình tiêm chủng rộng rãi cho các đàn gia cầm trong cả nước, cùng với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, dịch cúm A/H5N1 không xảy ra ở Việt Nam. Mặc dù vậy, đến 06/12/2006 dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã tái bùng phát ở Cà Mau, sau đó lan sang các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ(http://www.cucthuy.gov.vn).

- Trong năm 2007, dịch bệnh tái phát tại Hải Dương vào ngày 17/02/2007 và được khống chế sau 1 tháng. Tuy nhiên, đến ngày 01/05/2007 dịch bệnh tiếp tục tái phát tại Nghệ An, sau đó lan sang nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo Báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đến ngày 10/06/2007 dịch đã xảy ra trên 16 tỉnh, thành phố (Nghệ An, Quảng Ninh, Cần Thơ, Sơn La, Nam Định, Đồng Tháp, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Nam, Hưng Yên, Thái Bình và Phú Thọ), và chỉ được khống chế hoàn toàn vào 8/2007.

- Gần đây, dịch bệnh lại tiếp tục tái bùng phát ở một số tỉnh phía Bắc vào tháng 3/2008. Cho đến tháng 6/2008, dịch cúm gia cầm A/H5N1 về cơ bản đã được khống chế trên toàn quốc (http://www.cucthuy.gov.vn).

Quan hệ lây nhiễm và biểu hiện bệnh

Loài mắc

Quần thể chim hoang dã (chủ yếu là vịt trời) và gia cầm (vịt, gà tây, gà, ngan, ngỗng) là các vật chủ tự nhiên của virus cúm A. Do đó, virus cúm A thường không gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ cho chim và gia cầm. Tuy nhiên, một số biến thể cường độc (H5, H7) xuất hiện gần đây do tái tổ hợp với nhiều gen khác nhau, có thể gây dịch cúm nguy hiểm làm chết hàng loạt cả ở chim và gia cầm (Li et al., 2004; Hulse-Post et al., 2005; Alexander, 2007). Tuy nhiên, virus cúm A đặc biệt là chủng virus A/H5N1 hiện đang lưu hành có thể xâm nhiễm gây bệnh ở các loài động vật có vú khác như hổ, mèo ngựa, lợn và người (Murphy, Webster, 1996; Alexander, 2007). Bệnh lây truyền nhanh chóng từ cơ thể bệnh sang cơ thể khỏe mạnh bằng đường hô hấp thông qua các hạt aerosol có chứa virus trong không khí và/hoặc qua đường tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt (không khí, đất, nước, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm (dịch bài xuất, xác vật bệnh, chất thải) của cơ thể bệnh (Silas et al., 2007; Alexander, 2007).

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến 28 ngày. Gia cầm bệnh sốt cao, chảy nước mắt, đứng tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mắt, da tím tái, chân xuất huyết, chảy nước dãi ở mỏ. Con vật khi sốt cao có biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, sinh sản và thần kinh. Triệu chứng chung là giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu. Trường hợp nặng có biểu hiện ho, khó thở, rối loạn thần kinh, ỉa chảy, một số con có biểu hiện co giật hoặc ở tư thế không bình thường. Những triệu trứng trên có thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng rẽ (Tô Long Thành, 2004; Lê Văn Năm, 2005). Đối với người, sau khi nhiễm, thời gian ủ bệnh từ 1 đến 5 ngày trung bình là khoảng 3 ngày. Lúc đầu bệnh nhân sốt cao 39o­­­C và kéo dài từ 1 đến 3 ngày, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, toàn thân ê ẩm, ho, sổ mũi nhức đầu khủng khiếp, có thể tiến tới khó thở rồi nghẹt thở, kèm theo các rối loạn về thính giác và thị giác. Đặc biệt, chủng virus cúm A/H5N1 gây tỉ lệ tử vong rất cao cả ở gia cầm và trên người, có người có thể nhiễm cả đường hô hấp trên và dưới (Claas et al., 1998; Hui, 2008). Trong trường hợp không xảy ra những biến chứng phức tạp, sự gây nhiễm tự giới hạn và bệnh nhân tự phục hồi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu trường hợp diễn biến phức tạp, bệnh có thể trở nên trầm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong, đó là trường hợp bị biến chứng đi kèm viêm phổi do virus hoặc do vi khuẩn hoặc cả hai (Bauer et al., 2006; Gambotto et al., 2008).

Bệnh tích

Bệnh tích đại thể ở các loài khác nhau nên bệnh tích khác nhau. Đối với gia cầm, bệnh tích thường gặp gồm mào, yếm sưng to, phù quanh mí mắt. Thể nhẹ bệnh tích ở xoang đặc trưng bởi viêm cata, lắng đọng fibrin, có mủ hoặc hình thành casien. Có thể phù ở niêm mạc khí quản với dịch thẩm xuất khác nhau từ thanh dịch đến casein. Viêm xoang bụng cata hoặc fibrin, có thể viêm dính buồng trứng với xoang bụng. Xuất huyết điểm trên bề mặt niêm mạc và tương mạc nội tạng. Xuất huyết hầu hết toàn bộ đường tiêu hóa, đặc biệt thấy rõ ở manh tràng, dạ dày tuyến. Tụy thường sưng to, có những vạch vàng hoặc đỏ sẫm theo chiều dọc. Túi Fabricius ở gà xung huyết và xuất huyết. Bệnh tích này rất giống với bệnh tích của bệnh Newcastle (Lê Văn Năm, 2004). Ở người, virus xâm nhập niêm mạc phế nang phế quản, nhân lên gây hủy hoại biểu mô túi khí, gây xung - xuất huyết và tràn dịch phổi ở bệnh nhân. Mặt khác, virus có khả năng gây nhiễm khí quản, ruột, não, và có thể xuyên qua nhau thai xâm nhập bào thai. Mất cân bằng điều hòa miễn dịch do hiện tượng tăng cytokine không kiềm chế (cytokine storm) thường xảy ra dẫn đến cơ thể bị suy sụp và tử vong (Korteweg, Gu, 2008).

Chẩn đoán, điều trị

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh cúm gia cầm và bệnh cúm ở người thường chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, dịch tễ và các xét nghiệm phát hiện sự hiện diện của virus cúm trong cơ thể bệnh, đó là các phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (HA, heagglutination test), test chẩn đoán nhanh (Capillia Flu A/B test của hãng Nippon Becton Dickinson), hoặc các chẩn đoán xác định dựa vào các xét nghiệm huyết thanh miễn dịch học và phân lập virus (Nicholson et al., 2003; OIE, 2005). Gần đây, các phương pháp Real-Time PCR và reverse transcription-PCR (RT-PCR), kể cảPCR đa gen (multiplex-PCR), trực tiếp sử dụng nguồn gen của virus cúm A và cúm A/H5N1 từ mẫu bệnh phẩm (tracheal or cloacal swab), cũng được đưa vào ứng dụng, cho phép chẩn đoán xác định và phân biệt sự hiện diện của các chủng virus cúm A gây bệnh, có độ chính xác và tin cậy cao chỉ với một lượng nhỏ mẫu bệnh phẩm (OIE, 2005; Zou et al., 2007; Wu et al., 2008).

Phòng chống bệnh bằng sử dụng hóa dược liệu

Một số dạng hóa dược đang được dùng trong các thuốc ức chế virus không đặc hiệu tác dụng ngăn cản quá trình giải phóng virus ra khỏi tế bào nhiễm (ức chế NA), hoặc ức chế quá trình thoát vỏ (cởi áo) và bao gói của virus do ức chế kênh vận chuyển protein NP vào nhân tế bào trong quá trình nhân lên của virus trong tế bào nhiễm (Hayden et al., 1999; Basler, 2007). Các chế phẩm chủ yếu là Rimantadine, Amantadine (A/H5N1 đã xuất hiện sự kháng thuốc với hai thuốc này (Arinaminpathy et al., 2008) và Oseltamivir (Tamiflu) hoặc phác đồ hỗn hợp cả hai loại (Ilyushina et al., 2007). Trong đó, Oseltamivir ức chế NA của mọi type virus cúm, được sử dụng uống dự phòng trong vòng 48 h sau tiếp xúc với mầm bệnh, và được sử dụng là thuốc dự trữ chiến lược phòng dịch cúm A/H5N1, tuy nhiên thuốc cũng có một vài tác dụng phụ trên người được ghi nhận như gây rối loạn tâm thần và có thể gây độc sau điều trị liều cao (ACIP, 2000; Hayden et al., 1999; Aoki et al., 2007).

ĐẶC ĐIỂM VIRUS HỌC CÚM A PHÂN TYPE H5N1 GÂY BỆNH Ở GIA CẦM

Cấu tạo và danh pháp

Virus cúm A (còn gọi là virus cúm gia cầm, virus cúm gà) có tên khoa học là Avian Influenza (AI), thuộc họ Orthomyxoviridae trong hệ thống phân loại chung (Basic Taxomomy) (Murphy, Webster, 1996). Các hạt virus cúm A (virion) có hình cầu hoặc hình khối đa diện, đường kính 80 -120 nm, đôi khi cũng có dạng hình sợi, khối lượng phân tử khoảng 250 triệu Da. Phân tích thành phần hóa học một virion có chứa khoảng 0,8 - 1,1% RNA; 70 - 75% là protein; 20 - 24% lipid và 5 - 8% là carbonhydrate (Murphy, 1996). Hạt virus có cấu tạo đơn giản gồm vỏ (capsid), vỏ bọc ngoài (envelope) và lõi là RNA sợi đơn âm - negative single strand (Murphy, Webster, 1996) (Hình 2).

 

 

Hình 2. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử (A), mô hình (B), và phức hợp ribonucleoprotein RNP (C) của virus cúm A. 
Ghi chú: A: Các dạng hình thái khác nhau của virus cúm A dưới kính hiển vi điện tử; 
B
: Mô hình cấu tạo hạt virus cúm A 
(Hemagglutinin: phân tử kháng nguyên HA, Neuraminidase: phân tử kháng nguyên 
NA; PB2, PB1, PA: ba dưới đơn vị phức hợp enzyme polymerase của virus). 
C: Cấu trúc của phức hợp ribonucleoprotein RNP 
(Nguồn: © Paul Digard, Dept Pathology, University of Cambridge).

Vỏ virus có chức năng bao bọc và bảo vệ vật chất di truyền RNA của virus, bản chất cấu tạo là màng lipid kép, có nguồn gốc từ màng tế bào nhiễm được đặc hiệu hóa gắn các protein màng của virus. Trên bề mặt có khoảng 500 “gai mấu” nhô ra và phân bố dày đặc, mỗi gai mấu dài khoảng 10 - 14 nm có đường kính 4 - 6 nm, đó là những kháng nguyên bề mặt vỏ virus, bản chất cấu tạo là glycoprotein gồm: HA, NA, MA (matrix) và các dấu ấn khác của virus (Bender et al., 1999; Zhou et al., 2007). Có sự phân bố không đồng đều giữa các phân tử NA và HA (tỉ lệ khoảng 1NA/4HA), đây là hai loại protein kháng nguyên có vai trò quan trọng trong quá trình xâm nhiễm của virus ở tế bào cảm nhiễm (Murphy, Webster, 1996; Wagner et al., 2002). Vật chất di truyền (còn gọi là hệ gen) của virus cúm A là RNA sợi đơn âm (viết tắt là (-) ssRNA), gồm 8 phân đoạn riêng biệt (HA, NA, M, NS, NP, PA, PB1 và PB2) n

Bài viết Tổng quan về virus cúm A/H5N1: vấn đề dịch tễ học, tiến hóa, hình thành genotype và tương đồng kháng nguyên-miễn dịch-vaccine được 4 / 5 với 60369 bình chọn.
Tư vấn khách hàng
Icon trại giống thu hà