Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm, cung cấp và bổ xung kiến thức cho bà con giảm thiểu tổn thất trong chăn nuôi.
Danh mục con
Gà chọi thuần và gà lai chọi có gì khác nhau? Ưu – nhược điểm cụ thể ra sao? Cùng Trại Giống Thu Hà phân tích chi tiết để đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp với mô hình nuôi gà của bạn.
Gà lai chọi đen là giống lai giữa gà chọi thuần (bố) và gà Lương Phượng (mẹ). Đây là giống lai tỷ lệ máu chọi từ 50% – 75%, tùy thế hệ, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Tại sao nên chọn nuôi gà Lạc Thủy trong năm nay? Hãy cùng Trại Giống Thu Hà khám phá 5 lý do thuyết phục: dễ nuôi, kháng bệnh tốt, lợi nhuận cao, đầu ra ổn định và phù hợp mô hình hộ gia đình. Giải pháp chăn nuôi an toàn, hiệu quả.

Gà Lạc Thủy là giống gà ta bản địa nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ngày càng ưa chuộng thực phẩm sạch và đặc sản vùng miền, nhiều hộ chăn nuôi đã đặt câu hỏi: Gà Lạc Thủy có thực sự hiệu quả để đầu tư nuôi? Trại Giống Thu Hà sẽ phân tích chi tiết ưu – nhược điểm và đưa ra gợi ý có nên nuôi hay không


Khi trứng sắp nở, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình ấp trứng. Những ngày cuối cùng trước khi trứng nở đòi hỏi sự chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng để đảm bảo tỷ lệ nở cao và sức khỏe tốt cho gà con. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết những điều cần lưu ý khi trứng sắp nở, giúp bạn có thể áp dụng hiệu quả trong quá trình ấp trứng bằng máy.

Giống ngỗng Xám là giống vật nuôi được Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên nuôi khảo nghiệm thành công và được Bộ Nông nghiệp và phát triền Nông thôn công nhận trong danh mục giống vật nuôi ở Việt Nam, ngiỗng Xám có đặc điểm màu lông đồng nhất, lúc 01 ngày tuổi có màu vàng xám, bụng có màu lông vàng, chân và mỏ màu đen. Lúc trưởng thành có màu lông xám, chân màu hồng nhạt, mỏ màu hồng. Ngỗng phù hợp với nhiều điều kiện chăn nuôi khác nhau.

Trong đời sống hoang dã, khi chưa đến mùa sinh sản, trĩ trống, trĩ mái sống riêng lẻ mỗi con một nơi. Chỉ đến mùa sinh sản (mùa xuân) thì những chim trĩ trưởng thành mới bôn ba tìm nhau để bắt cặp, từ đó sống chung cho đến … hết mùa sinh sản. Trĩ mái hoang dã tự biết làm ổ đẻ, tự biết đẻ trứng trong cái ổ đó, rồi tự nằm ấp trứng khoảng 23, 24 ngày trứng mới nở. Sau khi trĩ con nở ra, chim trĩ mẹ nuôi chúng đến khi chim trĩ con cứng cáp thật sự, có thể tự lo thân. Suốt mùa sinh sản, trĩ mái chỉ đẻ có mỗi một lứa trứng, và số trứng cũng không nhiều 10 - 15 quả.

Nhiều hộ gia đình hiện nay đang lựa chọn nghề nuôi chim cút đẻ vì dễ dàng đạt được hiệu suất cao với ít rủi ro. Tuy nhiên, người dân cần hiểu rõ đầy đủ các kỹ thuật để nuôi chim cút đẻ trứng có hiệu quả cao. Trong bài viết này, Thu Hà sẽ chia sẻ cho bà con những phương pháp chăn nuôi chim cút mái trong giai đoạn đẻ trứng.

Gà ri con cần được đưa vào khu vực nuôi úm càng sớm càng tốt sau khi nở. Nhanh chóng tiếp nhận, vận chuyển các hộp gà giống và rải đều trong chuồng, phân đều các hộp gà vào trong quây, tách riêng khu các quây nuôi gà trống và mái để tiện cho việc theo dõi. Kiểm đếm lại số lượng và đánh giá chất lượng đàn gà ri trước khi nhập sổ theo dõi.

Chuồng gà là một vật dụng quan trọng không thể thiếu trong việc thiết lập mô hình chăn nuôi gà, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng suất khi thu hoạch. Vì vậy, người chăn nuôi cần có các cách làm chuồng gà bài bản, đúng kỹ thuật, nhằm tối ưu chi phí, đạt lợi nhuận cao nhất. Tham khảo các cách làm chuồng gà đơn giản nhất trong bài viết sau.

Gà địa phương Lạc Thủy là một quần thể gà phân bố nhiều ở Huyện Mỹ Đức – Hà Nội và Huyện Lạc Thủy – Hòa Bình. Quần thể gà phát triển khá rộng với quy mô trang trại và gia trại trung bình từ 50-100 con, có hộ gia đình nuôi tới 500 con. Nghiên cứu hiện tại được tiến hành với mục tiêu đánh giá đặc điểm ngoại hình và năng suất sinh sản của nhóm gà này nuôi theo phương thức chuyển chỗ (ex situ) tại Viện chăn nuôi. Kết quả bước đầu cho thấy gà có ngoại hình khác đồng nhất. Về khả năng sinh sản, gà đạt tuổi đẻ trứng đầu tiên ở 136-140 ngày; tỷ lệ đẻ bình quân đạt 33,58%, năng suất trứng/40 tuần tuổi là 49,42 quả; tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp là 93,21%; tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống là 3,97 kg; tỷ lệ chết và loại thải thấp. Có thể thấy đây là giống gà địa phương có năng suất khá và khả năng thích nghi tốt trong môi trường chăn nuôi mới. Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu đặc điểm di truyền, chọn lọc và nhân giống để nâng cao năng suất của gà Lạc Thủy.

Ngỗng Sư Tử, với tầm vóc mạnh mẽ và hình dáng mạnh mẽ, nổi bật với bộ lông màu xám và đặc điểm nổi bật như đầu to, mỏ đen thẫm, và mào đen. Đôi mắt của ngỗng Sư Tử nhỏ và có màu nâu xám. Phía trên cổ, chúng có một yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực khá dài nhưng hẹp, và xương lớn cùng trọng lượng nặng. Thịt của ngỗng Sư Tử có màu hơi trắng, tạo nên một hình ảnh mạnh mẽ và đầy đặc biệt.